LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TRẺ BIẾT CÁCH ĐI VỆ SINH
Bước 1: Nhận định xem đã đến lúc dạy con chưa. Trẻ em thể hiện dấu hiệu đã đến thời điểm nên được học cách tự đi vệ sinh nếu:
Trẻ có thể không tè dầm trong vài giờ;
Trẻ có thể đi bộ một cách độc lập;
Trẻ có thể làm theo hướng dẫn đơn giản, một bước;
Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ/ hành động/ tranh PECS để đi vệ sinh;
Trẻ có thể bắt chước người lớn và cố gắng hành động giống cha mẹ.
Bước 2: Biết các mốc quan trọng đối với trẻ em phát triển bình thường:
15 tháng tuổi: Trẻ có thể tè dầm ướt quần áo;
18-20 tháng tuổi: Trẻ có thể đi vệ sinh vào bô nếu đặt ở đó;
2-2 ½ tuổi: Trẻ có thể nói “Con muốn đi tè”;
3-4 tuổi: Trẻ có thể độc lập sử dụng nhà vệ sinh.
Bước 3: Kiểm tra và tạo môi trường phù hợp cho trẻ
Nên mặc quần áo rộng rãi cho trẻ để dễ dàng cởi ra khi trẻ đi vệ sinh;
Thường xuyên cho trẻ vào phòng tắm để trẻ biết vị trí của nơi vệ sinh;
Hãy sắp xếp thế nào để con bạn cảm thấy thoải mái và an toàn khi ngồi trên bồn cầu. Nếu bồn cầu lớn so với trẻ, cha mẹ nên sử dụng một miếng đệm dành cho trẻ em đặt trên bồn cầu để trẻ thấy thoải mái hơn.
Tạo không gian thư giãn và vui vẻ cho trẻ trong nhà tắm bằng cách dán lên tường đối diện với chỗ vệ sinh các nhân vật yêu thích của trẻ.
Bước 4: Sử dụng các phương pháp khác nhau để việc đi vệ sinh vui vẻ hơn:
Khuyến khích chơi giả vờ với việc đi vệ sinh (ví dụ: Cho búp bê sử dụng bô để đi vệ sinh);
Nên đọc sách cho trẻ về việc dạy trẻ em cách đi vệ sinh;
Làm mẫu việc đi vệ sinh và sử dụng các từ vựng liên quan đến đi vệ sinh (đại tiện, tiểu tiện, giật nước/ sập nước, đồ lót);
Khen con khi con cố nói các từ như bô hoặc sử dụng bô. Bạn có thể ôm, đập tay hay trao cho con phần thưởng khác.
Đừng phạt, trêu cười hoặc làm con ngượng nếu con tè dầm. Chỉ cần nói “Ồ, con ướt rồi. Thay đồ thôi!”.
Bước 5: Xây dựng lịch trình đi vệ sinh:
Nhận biết thói quen đi vệ sinh của con. Cha mẹ cũng có thể nhận biết thói quen đi vệ sinh của con dựa vào việc quần con ướt hoặc khô. Nếu được có thể ghi lại để xem nhịp đi vệ sinh của con, trung bình bao lâu con đi một lần.Thời gian đi vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng nước/thức ăn đưa vào cơ thể và nhịp sinh hoạt của trẻ. Dựa theo lịch này, có thể đưa con đi vệ sinh khi thời gian trung bình gần qua hết, thì khả năng con đi được vào bô sẽ cao hơn.
Bắt đầu thiết lập lịch trình cho trẻ ngồi bô ngay cả khi con không cần phải đi vệ sinh. Cho trẻ ngồi bô 3-4 lần một ngày, mỗi lần 2-3 phút. Cha mẹ nên ngồi cạnh con và nói những điều tốt đẹp. Tốt nhất là khi trẻ muốn đi tiểu tiện hoặc đại tiện, ngay lập tức khuyến khích trẻ ngồi bô hoặc ngồi lên bồn cầu trong nhà tắm. Khen trẻ mỗi khi trẻ làm tốt.
Thường xuyên kiểm tra lịch trình đi vệ sinh của con như.
– Ngay sau khi ngủ trưa.
– Một giờ sau khi uống hoặc ăn.
Một số chú ý:
Chỉ nên dạy con đi vệ sinh khi con đã có các dấu hiệu sẵn sàng kể trên. Không nên ép trẻ tập đi vệ sinh khi con chưa sẵn sàng (con chưa tự chủ rặn tè hoặc ị được, con chưa thể ngồi bô lâu hơn 1 phút, v.v.)